-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
086.686.18161- Nổ gạch do độ ẩm quá cao trong lò đĩa kiểu cũ.
Tính đến nay lò đĩa đã được triển khai ở VN được gần 10 năm, chúng ta đã giải quyết được rất nhiều vấn đề của lò đĩa như vấn đề hàng hỏng do khối xếp không phù hợp, vấn đề thời gian chạy máy kéo dài nhiều ca với chi phí sản xuất cao do sản lượng robot bốc xếp không đồng bộ với công suất lò, vấn đề thiết bị mau hỏng vì thiết kế hệ thống thu khói không đảm bảo độ kín trong quá trình vận hành v.v.
Tuy nhiên như mọi người đã biết , đường kính tâm lò đĩa lớn nhất hiện nay ở VN cũng chỉ được 150m với chiều dài đường tâm lò không quá 500m , chỉ tương đương với 50% chiều dài tổng thể của một hệ thống lò trần phẳng cố định thông thường .
Điều đó dẫn tới một vấn đề chưa thể khắc phục được đó là diện tích phơi mộc quá ít, nhất là đối với các lò có hệ thống xếp mộc với máy đùn di động thì tổng thời gian phơi mộc trước khi vào lò sấy chỉ còn từ 1 đến 2 ngày .
Hiện tượng nổ gạch sau sấy ở lò đĩa phía Nam
Hậu quả của việc phơi mộc không khô đầu tiên là lượng nhiên liệu cho sấy khô nước tăng lên, theo tính toán thì ta phải mất 3,6kcal để bay hơi hoàn toàn 1gr nước , vậy nếu như một viên gạch chứa thêm 50gr nước thì ta phải mất thêm 180kcal năng lượng để giải quyết việc đó, đồng nghĩa với việc rằng than và củi cho đốt lò sẽ tăng lên bằng bất kể cách nào.
Hậu quả tiếp theo là sập khối xếp, không phải chỉ trong mùa mưa ẩm mà có thể xảy ra ngay cả ở mùa khô , với độ ẩm quá cao của gạch mộc, tổng lượng nước trong nó có thể bay hơi và bị bão hòa nhanh chóng trong quá trình sấy dẫn đến sự ngưng tụ thành giọt gây sập ngay trong quá trình sấy, hoặc chính do sự thu nhiệt quá nhiều trong quá trình sấy mà làm mất nhiệt vùng tiền nung cũng có thể gây ra sự nứt vỡ hoặc nổ khi gạch vào vùng nung.
Đối với gạch ở phía Nam, thông thường phải phơi đảo từ 7 đến 10 ngày để đảm bảo cho gạch mộc có độ ẩm dưới 10% , tránh các vết đen sau khi nung, thì lò đĩa tuyệt đối không thể sử dụng được ở đây.
2- Giải pháp tăng đường kính lò.
Giải pháp phổ biến nhất là người ta tăng đường kính lò đĩa để tăng diện tích phơi mộc, khi mới du nhập vào VN đường kính lõ đĩa chỉ được làm khoảng 100m với tổng chiều dài đường tâm khoảng 314m cho thời gian phơi mộc khoảng 1 ngày, hiện nay đường kính lò lớn nhất được xây dựng ở VN đạt tới 150m cho tổng chiều dài tâm lò khoảng 470m, thời gian phơi mộc tăng thêm được khoảng 1 ngày nữa ( với lò thông thường tốc độ nung đốt khoảng 50m đến 60m lửa cho một ngày đêm).
Rõ ràng việc tăng đường kính lò là có giới hạn, ở phía Bắc cần chiều dài công nghệ tối thiểu 400m tương đương với một lò đường kính tối thiểu 130m, còn ở phía Nam cần thời gian phơi mộc nhiều hơn thì đường kính lò tối thiểu cần 270m .
Khi tăng đường kính lò lên trên 150m sẽ dẫn đến tổng diện tích nền móng, nhà xưởng tăng lên nhiều lần và làm cho hiệu quả đầu tư không còn.
3- Giải pháp xếp mộc trên đĩa :
Ở phía Bắc - Khoảng năm 2020 ,lò đĩa của anh Sáu - Bắc giang là nơi đầu tiên ở Việt Nam sử dụng băng tải đĩa để xếp mộc.
Ban đầu lò này sử dụng 3 robot và máy đùn đặt cố định bên dưới đất, do khối xếp không phù hợp nên không thể sản xuất được vì chất lượng gạch sau nung kém. Nhà máy đã cải tiến mở rộng băng tải đĩa để xếp được 4 khối gạch mộc , dùng 1 robot bốc gạch mộc xếp lên đĩa sử dụng loại khối xếp 7 đè 3 có công suất bốc xếp đạt 15 vạn viên/ca .Nhờ đó giúp tăng thời gian phơi mộc tăng lên được 1 ngày , chất lượng gạch mộc được cải thiện rõ rệt, đạt công suất 30 đến 40 triệu viên một năm với tỷ lệ gạch loại A trên 95%.
Gạch mộc xếp trên đĩa đầu tiên tại lò anh Sáu - Việt yên - Bắc Giang năm 2020
Do lò này không được thiết kế từ ban đầu mà chỉ cải tiến khắc phục lỗi chất lượng nên có một số vấn đề chưa thể khắc phục như gạch bị biến dạng khi kẹp, diện tích phơi mộc chưa đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất tối ưu, việc đồng bộ giữa công đoạn bốc xếp robot và cẩu trục gắp ra khó khăn, phải bố trí lệch ca sản xuất .v.v
Gạch mộc phía Bắc là loại gạch đặc kích thước 10x5x20 với máy nén áp suất khá cao , sau khi ép đạt độ cứng từ 18 đến 25kg/cm2 nhưng vẫn bị biến dạng hàng chân. Gạch phía nam là loại gạch lỗ thành mỏng thường được nén với máy có độ nén thấp hơn phía bắc, gạch mộc sau khi ra khỏi máy chỉ đạt độ cứng dưới 16kg/cm2 thực sự khó có thể dùng kẹp thủy lực để đưa từ trên đĩa vào lò , nhưng họ đã làm được việc đó !
Tháng 10 năm 2023 anh Nghĩa ở nhà máy Hòa Nghĩa Kon tum là người tự tay thiết kế và chế tạo lò đĩa đầu tiên sử dụng băng tải gạch mộc cho gạch ở phía Nam có sử dụng kẹp thủy lực để đưa gạch mộc từ đĩa vào lò.
Băng tải đĩa chứa mộc cũng được làm rộng gấp 2 lần lò ở Bắc Giang, có diện tích chứa mộc tăng thêm được 2 ngày , nếu tính cả diện tích trên mặt lò thì tổng thời gian phơi mộc đã đạt 4 ngày , gấp 4 lần so với lò đĩa cùng đường kính sử dụng robot xếp mộc trực tiếp trên nền lò, độ ẩm gạch mộc trước khi vào lò giảm 5% so với trước đây.
Với 02 robot xếp mộc có thể đạt được công suất 35 vạn/ca (QTC) đủ đáp ứng cho lò kích thước 11m với công suất nung từ 60 đến 80 triệu viên/năm. với chất lượng sản phẩm sau nung đạt trên 95%.
3- Hiệu quả và ý nghĩa của công nghệ phơi mộc trên băng tải đĩa.
Với phương án thiết kế xếp mộc trên đĩa về căn bản đã giải quyết được vấn đề thiếu mộc lò đĩa với chi phí không thể thấp hơn, nó giúp cho lò đĩa với đường kính nhỏ từ 100m đến 150m có thêm khu vực chứa mộc, đảm bảo được điều kiện công nghệ tối thiểu tương tự lò trần phẳng cố định mà vẫn giữ được những ưu điểm của nó như giảm bớt chi phí vận hành và bảo trì gòng bị hao mòn trong lò nung, tiêt kiệm nhiên liệu do gạch mộc được phơi khô tự nhiên lâu hơn.v.v
Thực chất thì lò đĩa thế hệ thứ 2 này đã về gần với lò trần phẳng cố định sử dụng gòng hơn , so với lò đĩa thế hệ ban đầu thì lò đĩa này có chất lượng sản phẩm đồng đều hơn, vận hành ổn định ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn, năng suất bốc xếp và nung đốt cao hơn với chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với trước đây.
Cải tiến này và những giải pháp của nó có một phạm vi ứng dụng rộng lớn từ Bắc vào Nam , không chỉ cho lò đĩa mà còn ứng dụng được cho mọi loại lò hiện nay như lò Hopman, lò Hopman cải tiến với trần di động, lò trần phẳng cố định sử dụng pallet phơi đảo ...Đơn cử một ví dụ sau đây cho lò trần phẳng dùng phương pháp phơi đảo pallet là một loại lò phổ biến nhất hiện nay từ miền trung vào đến cà mau.
Một lò trần phẳng 2,6m ở khu vực Phú yên có sản lượng 30 triệu viên QTC mỗi năm , nếu dùng biện pháp phơi đảo thì tổng số nhân công nhà máy khoảng 100 người , tức là năng suất lao động của mỗi lao động chỉ đạt được 0,3 triệu viên/năm .
Rõ ràng ta có thể áp dụng phương pháp đã sử dụng cho lò đĩa tức là sử dụng robot bốc xếp trên pallet để phơi sau đó gắp trực tiếp lên gòng để đưa vào lò sấy thì giảm được tới 40 người bốc xếp và phơi đảo , do đó năng suất lao động đã tăng được 67% từ 0,3 triệu viên/năm lên 0,5 triệu viên /người/năm (QTC) .
Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những nhà máy gạch thế hệ cũ với sản lượng nhỏ và khả năng tài chính để đầu tư những nhà máy mới hàng chục tỷ đến cả trăm tỷ đồng với công suất và sản lượng cao hơn.
Đặc biệt đối với khu vực phía Nam, do yêu cầu chất lượng bề mặt sản phẩm tại khu vực phía Nam đòi hỏi rất cao nên hệ thống lò đĩa không thể sử dụng ở đây , tuy nhiên công nghệ mới này chính là chìa khóa giúp cho lò đĩa đi vào thị trường phía Nam, trong tương lai sẽ có những nhà máy mới với công suất 100 triệu viên/năm với chất lượng ổn định và chi phí tương đương hoặc thấp hơn lò trần phẳng cố định xuất hiện , ngành đóng gạch cả nước sẽ có những thay đổi nhanh chóng trong thời gian tới .
Avimec 28-10-2023
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng
Viết bình luận